Tìm hiểu và rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

Hoạt động 1: Tìm hiểu và rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

Câu 1: Chia sẻ cảm xúc của em khi ở trong các tình huống sau và cách em kiểm soát cảm xúc đó.

Câu 2: Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc và cho ví dụ minh họa.

Câu 3: Đóng vai thực hành kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:

Câu 4: Chia sẻ cảm nhận của em khi kiểm soát được cảm xúc.

Bài Làm:

Câu 1: 

1. Em cảm thấy không vui và bị tổn thương

=> Cách kiểm soát cảm xúc: Em sẽ suy nghĩ tích cực rằng có thể bạn chưa biết đó là điều không nên làm và nhẹ nhàng giải thích với bạn.

2. Em sẽ cảm thấy tức giận

=> Cách kiểm soát cảm xúc: Em sẽ bình tĩnh và dùng thái độ hòa nhã nói chuyện với bạn để giải quyết vấn đề.

3. Em sẽ cảm thấy thất vọng

=> Cách kiểm soát cảm xúc: trò chuyện để hiểu lí do và xác định cảm xúc đó đã đúng hay chưa.

Câu 2: Cách kiểm soát cảm xúc:

  • Hít thở, tránh thể hiện hành vi khi đang mất kiểm soát.
  • Dừng lại suy nghĩ về cảm xúc của bản thân.
  • Lắng nghe nguyên nhân vấn đề.
  • Suy nghĩ tích cực
  • Nghĩ tới hậu quả của việc thiếu kiểm soát.

Câu 3: Đóng vai các tình huống:

  • Tình huống 1: Em sẽ dành khoảng thời gian riêng để suy nghĩ lại lí do bị điểm kém và chấp nhận lỗi sai của mình. Sau đó sẽ thành thật chia sẻ với bố mẹ, thầy cô về khó khăn mình đang gặp phải để có kết quả tốt hơn
  • Tình huống 2: Nếu là Hải em sẽ bình tĩnh lại, suy nghĩ về hậu quả khi em không trở về nhà gia đình sẽ rất lo lắng và có thể bản thân sẽ gặp nguy hiểm. Em sẽ xin lỗi bố mẹ và rút kinh nghiệm sau này.
  • Tình huống 3: Nếu là Kim em sẽ kiềm chế lại cảm xúc của bản thân để nhận lỗi với mọi người trước, sau đó tìm cách xin cô hỗ trợ, tạo cơ hội để được làm bài lại.

Câu 4:

Khi kiểm soát được cảm xúc của bản thân, em cảm thấy những vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn. Đồng thời, giúp bản thân có thể tự đưa ra những bài học và tránh những hậu quả của hành vi, lời nói khi mất kiểm soát cảm xúc.