Phần tự luận

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm) Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa thời kì cổ — trung đại. Những thành tựu nào của văn minh Trung Hoa thời kì cổ — trung đại còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay?

Câu 2 (2,0 điểm) Nêu bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Theo em, bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

Bài Làm:

Câu 1 (2,0 điểm) Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa thời kì cổ — trung đại. Những thành tựu nào của văn minh Trung Hoa thời kì cổ — trung đại còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay?

1. Tư tưởng, tôn giáo

- Các học thuyết tư tưởng và tôn giáo của Trung Hoa hình thành từ rất sớm để giải thích về thế giới và đề xướng các biện pháp cai trị đất nước. Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia và các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành từ thời kì cổ đại đá trở thành nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam....

- Phật giáo được du nhập vào Trung Hoa khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên, được cải biến và phát triển rực rỡ, sau đó lan toả, ảnh hưởng ra các quốc gia khác trong khu vực.

2. Chữ viết 

- Từ những loại hình chữ viết cổ nhất xuất hiện trong thời kì nhà Thương, bao gồm chữ khắc trên mai rùa, xương thú (chữ giáp cốt) và khắc trên đổ đồng (kim văn), chữ viết của Trung Hoa đã nhiều lần được chỉnh lí và phát triển thành chữ Hán ngày nay.

3. Văn học

- Kho tàng văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật.

- Thơ ca, kịch và tiểu thuyết là các loại hình văn học có nhiều thành tựu nhất, trong đó tiêu biểu là thơ ca thời Đường (hay còn gọi là Đường thi, với ba nhà thơ nổi tiếng Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lý Bạch) và tiểu thuyết thời Minh - Thanh (với một số tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc điễn nghĩa, Thuỷ hử, Tây du kí, Hồng lâu mộng,....).

- Chữ viết và văn học của văn minh Trung Hoa đã được truyền bá đến một số nước trong khu vực và cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hoá Triểu Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

4. Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ

- Kiến trúc và điêu khắc Trung Hoa có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện; các công trình phòng thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,...

- Những công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Trung Hoa bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng...

- Hội hoạ Trung Hoa rất đa dạng cả về để tài, nội dung và phong cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa, giấy,... Các tác phẩm thường có phong cách ước lệ, dùng các đường nét để miêu tả hình ảnh, thần thái, tình cảm... Những đặc điểm đó đã tạo nên dấu ấn riêng biệt của hội hoạ nước này.

5. Khoa học, kỹ thuật 

- Văn minh Trung Hoa đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y - Dược học, Sử học,... và phát minh kĩ thuật.

- Về Toán học, từ thời cổ đại người Trung Hoa đã sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng và thể tích các hình khối,... lần đầu tiên tính được số pi (n) chính xác tới 7 chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,...

- Trong Thiên văn học, người Trung Hoa là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiện tượng thiên văn khác. Họ đã sớm đặt ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.

- Trong Y - Dược học, họ đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... Trong lịch sử Trung Hoa thời kì cổ - trung đại xuất hiện nhiều thầy thuốc nổi tiếng như: Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh...

- Sử học Trung Hoa đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu (bộ biên niên sử đầu tiên của Trung Hoa), Sử kí của Tư Mã Thiên. Những tác phẩm này không chỉ có giá trị sử học mà còn là những đi sản văn hoá quý báu của nền văn minh Trung Hoa.

- Người Trung Hoa có Bốn phát minh lớn về kĩ thuật gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.

- Những thành tựu của văn minh Trung Hoa có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh này. Hơn nữa, nhiều thành tựu còn sớm được truyền bá đến các nước láng giểng, sang cả Tây Á, sau đó lan truyền và thậm chí được ứng dụng rộng rãi ở châu Âu. Sự truyền bá của những thành tựu này là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nến văn minh Trung Hoa, cũng như mối liên hệ về tri thức, khoa học, kĩ thuật giữa phương Đông và phương Tây.

* Thành tựu văn minh Trung Hoa thời kỳ cổ: Tử Cấm Thành

Trong suốt năm 1961, Tử Cấm Thành được coi là một di tích lịch sử vô cùng quan trọng, được chính phủ Trung ương Trung Hoa bảo tồn và gìn giữ đặc biệt. Năm 1987, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc) công nhận Tử Cấm Thành là di sản văn hóa thế giới.

Với quy mô rộng lớn, kiến trúc đặc trưng mang đạm chất Trung Hoa, Tử Cấm Thành là viên ngọc vĩ đại của kiến trúc Trung Quốc. Ngày nay Tử Cấm Thành còn có Viện Bảo Tàng Cố Cung với hơn hàng triệu hiện vật còn lưu giữ và là Di sản vàn hóa của Thế giới. Hàng năm có hàng triệu du khách đến và thăm quan khu vực Tử Cấm Thành và đây là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của khu vực Châu Á.

Câu 2: (2,0 điểm) Nêu bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Theo em, bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

— Bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại:

+ Kế thừa những bước tiền của cách mạng khoa học, kĩ thuật đầu thế kỉ XX. Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang thúc đẩy các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, sáng chế.

+ Sự vơi cạn của nguồn tài nguyên hoá thạch, thách thức về bùng nổ của dân số, nhu cầu lớn về vật liệu...

- Sự khác nhau về bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại so với bồi cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại:

+ Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại diễn ra khi chưa có cuộc cách mạng khoa học — kĩ thuật nào.

+ Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại diễn ra khi các cuộc cách mạng tư sản vừa nỗ ra; có tích luỹ tư bản.

+ Các Cuộc cách mạng khoa học thời kì cận đại diễn ra khi đã có những tiến bộ về kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp.