Kể tên thành phần nguyên tố và cấu tạo đơn phân của phân tử nucleic acid. Thành phần nào của nucleotide tạo nên cấu trúc...

IV. NUCLEIC ACID

Câu hỏi 14. Kể tên thành phần nguyên tố và cấu tạo đơn phân của phân tử nucleic acid.

Câu hỏi 15. Thành phần nào của nucleotide tạo nên cấu trúc đặc trưng của DNA và RNA?

Câu hỏi 16. Nêu vai trò của nucleic acid.

Câu hỏi 17. Thành phần cấu tạo nào giúp nhận biết đầu 5' và đầu 3' của chuỗi polynucleotide?

Luyện tập 2. Lập bảng phân biệt DNA và RNA về đường pentose,nitrogenous base, số chuỗi polynucleotide, chức năng.

Câu hỏi 18.  Vì sao trong phân tử DNA, số lượng adenine và thymine bằng nhau, số lượng guanine và cytosine bảng nhau?

Vận dụng 4. Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,...?

Luyện tập 3. Xác định loại RNA nào trong ba loại mRNA, tRNA, rRNA tương ứng với mỗi mô tả sau:

a) Chiếm khoảng 5 % tổng số RNA trong tế bào, đóng vai trò truyền thông tin di truyền từ DNA đến protein.

b) Chiếm khoảng 10 - 20 %, làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid tương ứng đến ribosome và liên kết với mRNA trong quá trình dịch mã.

c) Chiếm khoảng 80 %, là thành phần cấu tạo của ribosome.

Bài Làm:

Câu hỏi 14. 

Nucleotide có cấu tạo gồm 3 phần:

- Gốc phosphate

- Đường pentose: gồm hai loại deoxyribose và ribose.

- Nitrogenous base: gồm hai nhóm purine (adenine–A, guanine - G) và pyrimidine (cytosine - C, thymine - T, uracil - U).…‘.

Câu hỏi 15. 

Gốc phosphate và Đường pentose là thành phần tạo nên cấu trúc đặc trưng của DNA và RNA.

Câu hỏi 16. 

Nucleic acid có vai trò quy định, lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu hỏi 17. 

Nhận biết đầu 3' và đầu 5' trong chuỗi polynucleotide: 

- đầu 5′: kết thúc bởi nhóm phosphat

- đầu 3′: kết thúc bởi nhóm hydroxyl (OH). 

Luyện tập 2. 

Phân biệt DNA và RNA về đường pentose, nitrogenous base, số chuỗi polynucleotide, chức năng.

Đặc điểm

DNA

RNA

Cấu tạo (Số chuỗi polynucleotide)

Phân tử sợi kép bao gồm 2 chuỗi nucleotide có chiều ngược nhau, xoắn song song xung quanh một trục tưởng tượng. Các gốc phosphate – đường quay ra ngoài thành bộ khung, các gốc base quay vào phía trong liên kế với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung.

Là chuỗi xoắn đơn gồm những chuỗi nucleotide ngắn hơn.

Thành phần của Bazơ và đường

Deoxyribose đường photphat xương sống: Adenin, cytosine, thymine, guanin.

Ribose đường phosphat xương sống: Adenin, cytosine, bazơ uracil, guanin.

Ghép nối cơ sở

A-T, G-C

A-U, G-C

Chức năng

- Lưu trữ lâu dài các thông tin di truyền.

- Truyền thông tin di truyền để tạo ra các tế bào và sinh vật mới.

- Truyền mã di truyền từ nhân đến ribosome để tạo protein.

- Truyền thông tin di truyền

- Lưu trữ bản thiết kế di truyền tại các sinh vật nguyên thủy.

Câu hỏi 18.  

Trong phân tử DNA, số lượng adenine và thymine bằng nhau, số lượng guanine và cytosine bằng nhau vì chúng liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G-C.

Vận dụng 4. 

Khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,... vì ở các tế bào này có thể thu thập được mẫu DNA - đặc trưng của mỗi loài, mỗi cá thể.

Luyện tập 3. 

a) mRNA.

b) tRNA

c) rRNA