Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 6 KN bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em hãy nêu những tác động của quá trình giao lưu thương mại ở khu vực Đông Nam Á trong thế kỉ đầu Công nguyên? 

Câu 2: Nêu ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ. 

Bài Làm:

Câu 1: 

- Quá trình giao lưu thương mại đã có tác động đến kinh tế, văn hóa khu vực Đông Nam Á. 

+ Làm cho nhiều khu vực ở Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như trung tâm Óc Eo của Vương quốc Phù Nam; trung tâm Pa-lem-bang của Vương quốc Sri Vi-giay-a, Trà Kiệu của Vương quốc Chăm-pa,... 

+ Thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông Nam Á với các nền văn hóa của các nước khác, đặc biệt là nền văn hóa của Ấn Độ và Trung Quốc,... 

+ Có tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở Đông Nam đầu Công nguyên đến thế kỉ X. 

+ Từ sự giao lưu thương mại đó làm cho các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối với c các khu vực châu Á và châu Âu. 

- Quá trình giao lưu thương mại đã tạo điều kiện cho sự kết nối các dân tộc Đông Nam Á xích lại gần nhau, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ giữa các dân tộc ở Đông Nam Á với các nước châu Á và các nước trên thế giới.

Câu 2: 

- Ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ:

+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Ví dụ như: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn; Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở chữ Pa-li.

+ Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Phạ lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Cam-pu-chia)….