Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 KN bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Đời sống tín ngưỡng của các cư dân Đông Nam Á có điểm gì nổi bật? 

Câu 2: Nêu hiểu biết của em về tín ngưỡng phồn thực

Bài Làm:

Câu 1: 

- Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…

- Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần – Vua (Chăm-pa, Chân Lạp,…).

Câu 2: 

- Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa nhằm cầu mong vạn vật sinh sôi, nảy nở, sung túc.

- Sau này, khi Ấn Độ giáo được tiếp nhận, lin-ga (linh vật tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực) trở thành biếu tượng quyền lực cho nhà vua – người được đồng nhất với một vị thần, gọi là Thần Vua.