Câu hỏi tự luận Lịch sử 6 chân trời bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Kéo xuống

Bài tập & Lời giải

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu những nét chính về Hai Bà Trưng? 

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 

Câu 3: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa lịch sử gì? 

Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 

Câu 5: Tình hình Âu Lạc sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. 

Xem lời giải

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân nhà Hán của Hai Bà Trưng có ý nghĩa lịch sử như thế nào? 

Câu 2: Đánh giá về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, sách Đại Việt sử kí toàn thư của Lê Văn Hưu viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành trì ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thể đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương...”. Hãy bày tỏ suy nghĩ của đánh giá đó. 

Câu 3: Mục đích của các chính sách cai trị nước ta của triều Ngô đầu thế kỉ III? 

Câu 4: Hãy nêu các biện pháp thực hiện chính sách cai trị nước ta của triều Ngô đầu thế kỉ III? 

Câu 5: Kể tên các sự kiện chính trong lịch sử đấu tranh chống chế độ cai trị phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X? 

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Khởi nghĩa bà Triệu có kết quả như thế nào? Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa bà Triệu. 

Câu 2: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị nước ta dưới thời nhà Lương? 

Câu 3: Vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng? 

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Lập bảng tổng kết những sự kiện lịch sử chính trong thời kì đấu tranh chống phong kiến phương Bắc của nhân dân ta từ thế kỉ I đến trước thế kỉ X

Xem lời giải