Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 CTST bài 10: Hy Lạp cổ đại

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp? 

Câu 2: Tóm tắt bộ sử thi nổi tiếng I-li-át, Ô-đi-của Hô-me thời Hy Lạp cổ đại. 

Bài Làm:

Câu 1: 

Lĩnh vực

Thành tựu

Lịch và chữ viết

- Lịch: Dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời, người Hy Lạp và La Mã đã biết làm ra lịch. Đó là dương lịch.

- Chữ viết: Người Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết trên cơ sở tiếp người Phê-ni-xi để tạo ra chữ viết gồm 24 chữ cái

Văn học

- Hy Lạp sớm có chữ viết, nhiều tác phẩm văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp, đó là bộ sử thi I-li-át Ô-đi-xê của Hô-me. Đây là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp, góp phần đặt nền móng cho văn học phương Tây

- Nhiều vở kịch của các tác giả Ê-sin, Xô-phốc, Ơ-ri-pít đến nay vẫn được trình diễn, dựng thành phim.

Sử học

Ở Hy Lạp xuất hiện những nhà sử học tiêu biểu như Hê-rô-đốt với tác phẩm Lịch sử. Tu-xi-đít với tác phẩm Lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-nê,... Sử học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương Tây.

Nghệ thuật

 

Ở Hy Lạp, có tượng Nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, tượng Lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi-lô... Nhiều công trình kiến trúc đạt tới trình độ tuyệt mĩ, tiêu biểu là đền Pác-tê-nông.

Khoa học

Hy Lạp là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học, như thiên văn học, địa lí, toán học, vật lí, triết học,... với nhiều tên tuổi nổi tiếng, như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét, Stra-bôn, Hê-ra-clít,...Những thành tựu của họ đã góp phần đặt nền móng cho khoa học phương Tây nói riêng và thế giới nói chung.

Kiến trúc và điêu khăc

Đền Pác-tê-nông, đền A-ten-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt của A-ten là những thành tựu về kiến trúc nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại.

+ Những tác phẩm về điêu khắc của Hy Lạp cổ đại như tượng thần Dớt, tượng nữ thần A-tê-na, tượng Thần Vệ nữ Mi-lô...

+ Hy Lạp còn nổi tiếng với những chiếc bình gốm. Đó thực sự là các kiệt tác nghệ thuật hoàn hảo, được coi là những “bộ sử” phản ánh lịch sử và muôn mặt của đời sống Hy Lạp cổ đại.

 Câu 2: 

- Tác phẩm I-li-át (Khúc chiến trận) gồm khoảng 16.000 câu thơ kể về mối bất hoà giữa A-sin, một vị tướng kiệt xuất của Hy Lạp, với chủ tướng A-ga-mem-nông.

Trong một lần chiến thắng, quân Hy Lạp chia chiến lợi phẩm, A-ga-mem-nông cậy thế chủ tướng đã cướp đoạt chiến lợi phẩm của A-sin. Bất minh bộ lạc. Nhưng mãn, A-sin rời khỏi liên cuộc chiến đấu khốc liệt giữa quân Hy Lạp và quân thành Tơ-roa (cuộc Chiến tranh thành Tơ-roa 1260 TCN) diễn ra sau đó đã gắn kết họ lại và kết thúc bằng chiến thắng của quân Hy Lạp. Cuối cùng, cả hai cũng nhận ra lỗi lầm của mình.

- Tác phẩm Ô-đi-xê (Khúc trở về) kể về nhân vật Ô-đi-xê, sau mười năm chinh chiến xa quê hương mới được trở về tổ quốc. Trên đường về, chàng đã phải đương đầu với sự thù hận của thần Đại dương, bị phiêu bạt giữa biển cả mênh mông và bị các nữ thần cầm tù trên những hòn đảo xa lạ gần mười năm nữa. Cuối cùng, nhờ sự dũng cảm và mưu trí, Ô-đi-xê đã vượt qua muôn vàn khó khăn mới đặt chân được lên đất quê hương