Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 6 CTST bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu những nét chính về Hai Bà Trưng? 

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 

Câu 3: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa lịch sử gì? 

Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 

Câu 5: Tình hình Âu Lạc sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. 

Bài Làm:

Câu 1: 

Những nét chính về Hai Bà Trưng:

- Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (Hà Nội ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương. Trưng Trắc là một phụ nữ dũng cảm, mưu trí. Chồng là Thi Sách, con Lạc tướng Chu Diên, cũng là một người yêu nước có ý chí quật cường.

- Khi người con gái đất Mê Linh kết duyên cùng con trai đất Chu Diên (Hà Nội ngày nay) đã làm cho Tô Định lo sợ. Bởi hắn biết rõ, đằng sau cuộc hôn lễ là sự liên kết thế lực giữa hai miền đất lớn của người Việt. Tô Định tìm mọi cách đem đại binh về Chu Diên, bắt giết Thi Sách.

- Căm hận sự tàn bạo của giặc Hán xâm lược, quyết rửa nợ nước, trả thù nhà, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị kêu gọi, vận động các tù trưởng, thổ hào nhiều nơi đứng lên lật đổ ách đô hộ của nhà Hán. Ngày 6 tháng giêng năm 40, nghĩa quân hội tụ tại bãi Trường Sa bên cửa sông Hát làm lễ tế cờ:

“Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”.

Câu 2: 

Nguyên nhân bùng nổ:

- Đầu thế kỷ I, dưới ách thống trị của nhà Đông Hán, cuộc sống của nhân dân Âu Lạc hết sức ngột ngạt.

- Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ ra sức vơ vét, bóc lột làm cho đời sống nhân dân ta ngày càng cơ cực.

- Lòng căm thù của nhân dân ta làm bùng lên nhiều cuộc nổi dậy lẻ tẻ. Tô Định càng ra sức trấn áp, tiêu diệt cuộc nổi dậy bằng những hành động tàn sát. Một số Lạc tướng bị giết hại, trong đó có Thi Sách chồng của Trưng Trắc.

Câu 3:

  • Diễn biến:

- Năm 34, nhà Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định vốn bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân rất oán hận.

- Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa.

- Bấy giờ dân chúng quận Cửu Chân, Nhật Nam lần lượt nổi dậy, theo với Hai Bà Trưng ngày một đông đảo.

- Trong khí thế “rửa sạch nước thừ”, nghĩa quân Hai Bà Trưng nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).

- Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Tương truyền, chính quyền Trưng Vương ban tước cho người có công, miễn giảm thuế khóa cho dân.

  • Ý nghĩa lịch sử:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc ta.

- Nêu cao tinh thần anh dũng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Câu 4:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Sự dũng cảm mưu trí, sáng tạo của người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, đứng đầu là Hai Bà Trưng.

- Sự đồng lòng, đoàn kết ủng hộ của nhân dân các dân tộc,... đã xây dựng nên đội quân khởi nghĩa (đặc biệt là sự tham gia đông đảo của phụ nữ) với sức mạnh to lớn làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

- Sự căm ghét chính quyền đô hộ của nhân dân đã hun đúc nhiệt huyết yêu nước, đấu tranh chống chính quyền đô hộ của nhân dân ta.

Câu 5:

Tình hình Âu Lạc sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

- Khởi nghĩa thắng lợi. Đất nước được hoàn toàn giải phóng. Bà Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương hay Trưng Nữ Vương).

- Trưng Vương đã chọn Mê Linh làm kinh đô, phong chức cho người có công và lập lại chính quyền, xoá bỏ pháp luật hà khắc cùng các thứ thuế và lao dịch nặng nề của chế độ đô hộ.

- Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán nổi giận, hạ lệnh khẩn trương chuẩn bị xe thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ đường sá, tích trữ lương thực để đàn áp nghĩa quân.