Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CTST bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy cho biết tình hình Việt Nam cuối thời nguyên thủy như thế nào? 

Câu 2: Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào ở Việt Nam cuối thời nguyên thủy? 

Câu 3: Những nét chính về văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun? 

Câu 4: Bước chuyển tiếp từ bầy người nguyên thủy đến xã hội có giai cấp là gì? Hãy mô tả bước chuyển tiếp đó? 

Câu 5: Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ về tổ chức xã hội là gì? 

Bài Làm:

Câu 1: 

Việt Nam cuối thời nguyên thủy:

- Cách đây hơn 4000 năm, xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hóa như Phùng Nguyên (Phú Thọ), Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Gò Mun (Phú Thọ).

- Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến này là việc cư dân phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng.

kì Người tình

- Việc sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy ở Việt Nam mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai,...

- Những cư dân ở đây biết làm nông nghiệp lúa nước, biết chăn nuôi, biết nung gốm ở nhiệt độ cao, biết đúc công cụ và vật dụng bằng đồng,... Từ những xóm làng đã dần dần xuất hiện.

Câu 2: 

Ý nghĩa của thuật luyện kim ra đời

- Đây là bước tiến nhảy vọt về công cụ sản xuất, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Nhờ nông nghiệp phát triển đã giúp cư dân cuối bàn cư trú, cải thiện được căn bản đời sống của mình.

- Từ khi thuật luyện kim được phát minh đã tạo ra sống kinh tế, xã hội, thúc đẩy quá trình tan rã của xã hội có giai cấp, nhà nước.

Câu 3:

  • Văn hóa Phùng Nguyên:

- Thời gian: Cách đây khoảng 2000 năm TCN

- Do sự xuất hiện thuật luyện kim, xã hội nguyên thủy thời Phùng Nguyên là xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ: người Việt cổ đã bắt đầu chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

  • Văn hóa Đồng Đậu:

- Thời gian: Cách đây khoảng 1500 năm TCN.

- Đến thời văn hóa Đồng Đậu, công cụ lao động bằng đồng thau đã nhiều hơn thời văn hóa Phùng Nguyên. Thời văn hóa Đồng Đậu đã tạo ra sự thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế xã hội của người nguyên thủy Việt Nam.

  • Văn hóa Gò Mun:

- Thời gian: Cách đây khoảng 1000 năm TCN.

- Đến thời văn hóa Gò Mun, đồ đồng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong sản xuất. Công cụ lao động bằng đồng thau nhiều hơn về số lượng và và phong phú về chủng loại. Đó là đã xuất hiện thêm nhiều loại công cụ bằng đồng và người Gò Mun còn biết sử dụng đồng thau để chế tạo vũ khí, đồ trang sức, nước Ai là các Pha-ra-ông có quyền học tối cao gi ô của bề

Câu 4:

- Bước chuyển tiếp đó là sự xuất hiện của công xã thị tộc.

- Công xã thị tộc:

+ Là các nhóm người nhỏ gồm nhiều gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau.

+ Những người có cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ nhau trong mọi công việc.

+ Họ biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm gốm và đồ trang sức, đàn

+ Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và cuộc sống tốt hơn, vui hơn.

- Đến cuối thời công xã thị tộc, do công cụ được cải tiến, sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên. Đó là mầm mống của sự xuất hiện xã hội có giai cấp.

Câu 5: 

Sự khác nhau về tổ chức xã hội:

- Người tối cổ: Tổ chức xã hội là bầy người nguyên thủy.

- Người tinh khôn: Tổ chức xã hội theo chế độ thị tộc (gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc).