Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 6 KNTT bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Chất tồn tại ở mấy thể? Nêu khái niệm và lấy ví dụ. 

Câu 2: Nêu cấu tạo hạt của chất. 

Câu 3: Nêu khái niệm sự đông đặc, sự nóng chảy, sự hóa hơi, sự ngưng tụ, sự bay hơi, sự sôi. 

Bài Làm:

Câu 1: 

  • Các thể của chất: rắn, lỏng, khí
  • Thể rắn là dạng vật chất cứng trong cấu trúc và ít thay đổi về hình dạng cũng như khối lượng: Muối, đường,...
  • Thể lỏng là chất chảy tự do có thể tích không đổi có tính nhất quán: nước, sữa, dầu,..
  • Thể khí được mô tả như một trạng thái của vật chất khuếch tán tự do theo mọi hướng và lấp đầy toàn bộ không gian có sẵn, bất kể số lượng: SCF, O2, CO2,...

Câu 2:

  • Các chất đều được cấu tạo bởi các “hạt" vô cùng nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu biểu diễn các hạt này bằng các hình cầu, ta có thể mô tả các thể của chất một cách dễ dàng.
  • Ở thể rắn, các hạt được sắp xếp theo một trật tự nhất định và chỉ dao động quanh một vị trí cố định. Trật tự này thay đổi thì vật thể bị phá vỡ.
  • Ở thể lỏng, các hạt không ở vị trí cố định, có thể di chuyển và trượt lên nhau.
  • Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm đầy vật chứa nó.

Câu 3: 

  • Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy.
  • Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc.
  • Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
  • Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hoá hơi. Khi sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng thì gọi là sự bay hơi, khi xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng thì gọi là sự sôi.