Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 6 KNTT bài 16: Hỗn hợp các chất

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm về chất tinh khiết và hỗn hợp. Lấy ví dụ. 

Câu 2: Lấy ví dụ về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp. 

Câu 3: Dung dịch, huyền phù, nhũ tương là gì? 

Câu 4: Các chất có khả năng tan như thế nào? 

Câu 5: Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự hòa tan của các chất như thế nào? 

Bài Làm:

Câu 1:

Chất tinh khiết chỉ có một chất duy nhất: nước cất, thìa bạc, bình khí oxygen,...

Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất khác nhau:Nước đường, nước cam, nước biển.

Câu 2: 

  • Chất tinh khiết:nước tinh khiết sôi ở 100 độ C, nóng chảy ở 0 độ C; oxygen hóa lỏn ở -183 độ C, hóa rắn ở -218 độ C
  • Khác với chất tinh khiết, tính chất của hỗn hợp thay đổi theo thành phần. VD: nước muối càng đặc thì khối lượng riêng càng nặng

Câu 3:

  • Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
  • Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, ví dụ nước phù sa, nước bột màu,...
  • Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác, ví dụ sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn),...

Câu 4: 

Các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch. Khi hoà tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi thì có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan.

Câu 5:

  • Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại.
  • Ngoài ra, quá trình hoà tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn.