Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao KHTN 6 KNTT bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nêu các hệ cơ quan ở động vật, thực vật và chức năng của chúng. Hệ cơ quan đó bao gồm cơ quan nào và tất cả hệ cơ quan có chức năng chung là gì? 

Câu 2: Khi một cơ quan trog cơ thể gặp trục trắc thì cả cơ thể đều khôg khỏe. Giải thích. 

Câu 3: Tổ chức cơ thể đa bào là gì và có nguồn gốc như thế nào? 

Bài Làm:

Câu 1:

Động vật:

  • Hệ tiêu hóa gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn, cùng thực hiện chức năng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được
  • Hệ tuần hoàn gồm tim, mạch máu, máu, có chức năng vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mang đi CO2 cùng các chất thải
  • Hệ hô hấp gồm mũi, hầu, thanh quản, phế quản và phổi, có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài
  • Hệ thần kinh gồm dây thần kinh, não, tủy, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể
  • Hệ bài tiết gồm thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái, có chức năng lọc máu, đào thải các chất cặn bã ra ngoài
  • Hệ sinh dục có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống
  • Thực vật có 2 hệ cơ quan chính là hệ rễ và hệ chồi
  • Tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, lớn lên và sinh sản của cơ thể

Câu 2: 

Mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có những chức năng riêng nhưng sự hoạt động của chúng đều có sự liên quan mật thiết với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. Ví dụ, khi tập thể dục, hệ vận động (cơ và xương) hoạt động với cường độ mạnh kéo theo các hệ cơ quan, hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động để phối hợp: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn,… Sự phối hợp của các cơ quan, hệ cơ quan được điều khiển bởi hệ thần kinh. Từ đó, nếu một cơ quan trong cơ thể bị tổn thương thì tất cả sự hoạt động của các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng dẫn tới cả cơ thể bị ảnh hưởng.

Câu 3: 

  • Tổ chức cơ thể đa bào là một cấu trúc tổ chức sinh học phổ biến trong các sinh vật đa bào, bao gồm động vật và thực vật. Đặc điểm chung của tổ chức cơ thể đa bào là sự tổ hợp của nhiều tế bào thành các cấu trúc và bộ phận chức năng khác nhau.
  • Tổ chức cơ thể đa bào xuất hiện tại thời điểm các sinh vật đơn bào bắt đầu hình thành tổ chức đa bào. Khi các tế bào đơn bào liên kết lại với nhau và thực hiện chức năng khác nhau, hình thành các cấu trúc sinh học phức tạp hơn.
  • Từ tiến hóa hóa học và di truyền, sinh vật đơn bào sử dụng nguyên liệu tồn tại trong môi trường tự nhiên để tiến hóa thành các tế bào đa bào. Qua quá trình tiến hóa, các loài sinh vật đa bào đã phát triển các cấu trúc cơ thể đa dạng và phức tạp hơn, như các tổ chức mô, cơ quan và hệ thống cơ thể.