Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 6 KNTT bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về các sinh vật thuộc 5 giới. 

Câu 2: Loại quả trong hình ở miền Bắc nước ta gọi là quả quất, miền Nam gọi là quả tắc. Vậy hai quả đó có phải cùng một loại không? Dựa vào đâu để xác định điều đó? 

Loại quả trong hình ở miền Bắc nước ta gọi là quả quất, miền Nam gọi là quả tắc. Vậy hai quả đó có phải cùng một loại không? Dựa vào đâu để xác định điều đó?

Câu 3: Kể tên một số loại quả ở nước ta có tên gọi địa phương khác nhau nhưng cùng cùng tên gọi khoa học. 

Câu 4: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại xếp vào giới Nguyên sinh chứ không phải giới Thực vật? 

Bài Làm:

Câu 1: 

  • Giới khởi sinh: vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh, trực khuẩn cỏ khô, phế cầu khuẩn , trực khuẩn mũ xanh, lậu cầu, tả biển,...
  • Giới nguyên sinh: trùng biến hình, trùng roi,...
  • Giới động vật: thủy tức, ngao, bọ cap, rắn, sử tử, chim,...
  • Giới nấm: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y,...
  • Giới thực vật: rêu, dương xỉ, cây thông, hoa loa kèn,...

Câu 2:

  • Quả quất và quả tắc đều là một loại quả
  • Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó.
  • Tên khoa học của quả quất là: Fortunella japonica

Câu 3: 

  • Syzygium samarangense: quả roi (miền Bắc), quả mận (miền Nam)
  • Ananas comosus: quả dứa (miền Bắc), trái thơm (miền Nam)
  • Annona squamosa: quả na (miền Bắc), mãng cầu (miền Nam)

Câu 4: 

Vì thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn trùng roi là cơ thể đơn bào, nhân thực nên trùng roi được xếp vào giới Nguyên sinh..