Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết KHTN 6 KNTT bài 5: Đo chiều dài

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Đơn vị đo dộ dài nước ta là đơn vị nào? Nêu một số đơn vị đo độ dài thường gặp. 

Câu 2: Kể tên một số dụng cụ đo dộ dài thường thấy. 

Câu 3: Nêu khái niệm giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN). 

Câu 4: Nêu cách đo chiều dài. 

Câu 5: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì? 

Câu 6: Kể tên một số đơn vị đo độ dài khác. 

Bài Làm:

Câu 1: 

  • Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m.
  • Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp:

1 milimét (mm) = 0,001 m (1 m = 1 000 mm)

1 xentimét (cm) = 0,01 m (1 m = 100 cm)

1 đềximét (dm) = 0,1 m (1 m = 10 dm)

1 kilômét (km) = 1 000 m (1 m = 0,001 km)

Câu 2: 

Tuỳ theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như thước thẳng, thước dây, thước cuộn,...

Câu 3: 

  • GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 4: 

Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
  • Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật hướng vuông góc với cạnh thước ở đài
  • Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
  • Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
  • Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

Câu 5: 

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L):

1 m3 = 1000 L

1 mL = 1 cm3

Câu 6: 

Một số đơn vị đo độ dài được sử dụng phổ biến là feet (ft), inch (in), yard (yd) và mile (mi).