Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 6 KNTT bài 12: Một số vật liệu

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu ứng dụng của một số vật liệu thông dụng. 

Câu 2: Nêu ứng dụng của một số hợp kim thường dùng. 

Câu 3: Chu trình 3R là gì? 

Câu 4: Có nên tái sử dụng những chai nhựa có kí hiệu như hình không? Vì sao? 

Có nên tái sử dụng những chai nhựa có kí hiệu như hình không? Vì sao?

Bài Làm:

Câu 1:

  • Kim loại thông dụng được dùng làm dây dẫn điện, nồi đun nấu, làm cầu, cống, khung nhà, cửa,....
  • Thuỷ tinh được dùng làm bình hoa, chai lọ, cửa kính,...
  • Nhựa được dùng làm ghế ngồi, ống dẫn nước, tấm lợp,..
  • Gốm, sứ được dùng làm chum vại, bát đĩa, chậu hoa,... với các hình dạng khác nhau.
  • Cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo) được dùng làm lốp xe, gioăng cao su, đệm,...
  • Gỗ được dùng làm nhà, khung cửa, bàn, ghế, tủ,...

Câu 2: 

  • Thép: chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí, làm vật liệu xây dựng
  • Gang: đúc các chi tiết máy có hình dạng phức tạp, làm dụng cụ nhà bếp
  • Đồng thau: làm dây dẫn điện, chế tạo các chi tiết máy, linh kiện điện, làm đồ thủ công mĩ nghệ
  • Đồng thanh: làm đồ trang trí, chế tạo các chi tiết chịu mài mòn, hóa chất, làm đồ thủ công mĩ nghệ
  • Đồng - nhôm: gia công các bộ phận trong máy bơm, tàu thủy,... đúc tiền xu
  • Duralumin: làm thân, vỏ máy bay, dầm chịu lực xe tải, sườn tàu biển, dụng cụ thể thao
  • Silumin: nắp động cơ ô tô

Câu 3: 

Chu trình 3R là gì?

Chu trình 3R là:

  • Reduce: Giảm thiểu việc sử dụng.
  • Reuse: Tái sử dụng.
  • Recycle: Tái chế.

Câu 4: 

Không nên tái sử dụng. Vì đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần. Nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hoà tan các hoá chất cấu tạo nên chúng, gây độc hại cho cơ thể. Chai nước khoáng, nước ngọt,... thường sử dụng loại nhựa này.