Một vật nặng 3 kg đang đứng yên trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang thì bị tác dụng bởi một lực

25.4 Một vật nặng 3 kg đang đứng yên trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang thì bị tác dụng bởi một lực có độ lớn 15 N theo phương song song với mặt ngang trong thời gian 3 s. Tính:

a) Vận tốc lớn nhất của vật.

b) Công mà lực đã thực hiện.

c) Động năng lớn nhất của vật.

Bài Làm:

a) Gia tốc của vật là: a = $\frac{F}{m}=\frac{15}{3}=5m/s^{2}$

Vận tốc lớn nhất của vật là:

v = vo + at => vmax = 0 + 5.3 = 15 m/s.

b) Quãng đường mà vật dịch chuyển được trong 3 s là:

$s=\frac{1}{2}at^{2}=\frac{1}{2}.5.3^{2}=22,5m$

Vậy công mà lực đã thực hiện là:

A = F.s.cos$\alpha $ = 15.22,5.1 = 337,5 J.

c) Cách 1: Dùng công thức tính động năng:

Động năng lớn nhất của vật là:

$W_{đmax}=\frac{1}{2}mv_{max}^{2}=\frac{1}{2}.3.15^{2}=337,5J$

    Cách 2: Sử dụng định lí động năng:

Độ biến thiên động năng bằng bằng công thực hiện:

Wđ - W = A mà Wođ = 0 => Wđ = A = 337,5 J.